Chỉ số tiêu dùng 6 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, bức tranh tiêu dùng tích cực kéo theo hình thức thanh toán di động ngày càng được ưa chuộng.
Số liệu của Tổng cục Thống kế cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng trong 7 năm trở lại.
Chỉ số tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng mạnh nhất trong 7 năm qua. |
Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,90%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7,02%. Tiêu dùng cuối cùng (tổng chi cho tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị thường trú trong năm báo cáo) tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, tích lũy tài sản tăng 7,06%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,72%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.
Riêng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,61% so với tháng trước, là tháng 6 có CPI tăng cao nhất trong 7 năm qua. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất 1,08%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%.
Bên cạnh chính sách giúp tăng chỉ số tiêu dùng mảng dịch vụ thì việc ra mắt nhiều sản phẩm mới cũng thu hút người dùng, góp phần vào con số này. Thời gian qua, Việt Nam ghi nhận nhiều sản phẩm mới, trong đó, hình thức thanh toán di động Samsung Pay đặc biệt để lại nhiều ấn tượng tốt.
Samsung Pay ngày càng phổ biến tại Việt Nam và góp phần thay đổi thói quen dùng tiền mặt. |
Việt Nam sở hữu kết cấu dân số trẻ, dễ dàng chấp nhận và sẵn sàng thử những hình thức dịch vụ mới. Cụ thể, lực lượng lao động đến 1/7 ước tính có 48,4 triệu người, tăng 539.800 người so với cùng thời điểm năm trước. Vì vậy, ứng dụng thanh toán di động mới ra mắt như Samsung Pay càng nhanh chóng “được lòng” thành phần chiếm số đông dân số này.
Samsung Pay chính thức hoạt động tại Việt Nam từ 9/2017 và cán mốc nửa triệu giao dịch sau 6 tháng. Điều đặc biệt được người dùng yêu thích ở ứng dụng này nằm ở 3 lớp bảo mật gồm PIN, vân tay, mống mắt. Dù không may đánh rơi điện thoại, chủ tài khoản cũng không lo mất thông tin thẻ.
Đồng thời, phù hợp với xu hướng “không tiền mặt” tại Việt Nam và thế giới, Samsung Pay đáp ứng nhu cầu của nhiều người, nhất là thế hệ Millennials. Việc ra đường chỉ với chiếc điện thoại mà không cần nhiều tiền mặt giúp giới trẻ sành điệu hơn.
Samsung Pay tích hợp trong Gear S3 vừa là món phụ kiện thời trang, vừa là công cụ thanh toán. |
Ngoài ra, Samsung Pay còn tích hợp được trong đồng hồ thông minh Gear S3, người dùng vừa sử dụng như một phụ kiện thời trang vừa như chiếc ví đa năng.
Dù được tích hợp nhiều tính năng hiện đại nhưng cách sử dụng Samsung Pay lại rất dễ dàng. Người dùng chỉ mở ứng dụng, vuốt nhẹ từ dưới lên, chọn thẻ, qua lớp xác thực và có thể thanh toán ở mọi nơi có máy POS. Với độ phủ sóng rộng, liên kết cùng 15 ngân hàng, Samsung Pay đang dần ghi dấu trong thị trường thanh toán không tiền mặt.
Từ đầu tháng 9 năm nay, người dùng có thể sử dụng Samsung Pay để thực hiện các giao dịch thanh toán trên POS, hoặc chuyển khoản miễn phí bằng Samsung Pay Card qua 4 bước đăng ký đơn giản.
Đầu tiên, người dùng đăng ký thẻ trả trước trên app Samsung Pay, sau đó nạp tiền từ tài khoản hiện có vào Samsung Pay Card và giao dịch thanh toán trên POS qua Samsung Pay. Tiếp theo, khách hàng đến các chi nhánh của ngân hàng Shinhan để xác nhận thông tin chủ thẻ Samsung Pay Card. Cuối cùng, giao dịch chuyển khoản có thể được thực hiện. Việc ra mắt tính năng mới cùng nhiều tiện ích sẵn có, Samsung Pay ngày càng được lòng người dùng Việt và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.